Cấu tạo của nan cửa cuốn Eurodoor
CẤU TẠO NAN CỬA CUỐN EURODOOR
Lá nan được đúc (đùn định hình) bằng hợp kim nhôm tấm 6063, bề mặt sơn tĩnh điện AKZO- NOBLE.
1. Hợp kim nhôm 6063:
Một trong những hợp kim nhôm được sử dụng phổ biến để đùn ép đó là nhôm 6063. Vậy hợp kim nhôm 6063 có những ưu điểm nổi bật gì?
Định nghĩa về hợp kim của nhôm
Hợp kim của nhôm là sự pha trộn, đồng hóa của nhôm và một số nguyên tố khác như Mg, Fe, Si... nhằm mục đích tăng cường các tính chất vật lý tùy thuộc vào tính ứng dụng của vật liệu.
Tại sao hợp kim nhôm 6063 lại được sử dụng phổ biến?
Trên thị trường có rất nhiều mác nhôm hợp kim với các tính chất phù hợp theo nhiều công dụng khác nhau, nhưng Hợp kim 6063 là một trong những dòng hợp kim được sử dụng phổ biến nhất, đặc biệt đối với công nghệ đùn ép. Loại hợp kim này có tính chất cơ lý tốt, cứng, bền, chịu được va đập mạnh, khả năng chống mài mòn cao, có thể hàn được, có tính gia công và định hình. Nó cho phép gia công đùn ép các hình dạng phức tạp với bề mặt sau đùn rất mịn, thích hợp cho các khâu xử lý bề mặt như anodizing và sơn tĩnh điện. Với đặc tính như vậy, hợp kim nhôm 6063 được sử dụng phổ biến cho các ứng dụng kiến trúc, ví dụ như khung cửa sổ, khung cửa đi, hệ mặt dựng công trình, nan cửa cuốn.... và các ứng dụng công nghiệp như băng tải, khung máy, ray đèn led....
Thành phần hợp kim của nhôm 6063
Đặc tính cơ lý
Các tính chất cơ học của nhôm 6063 phụ thuộc rất nhiều phương thức xử lý nhiệt của vật liệu. Trong đó, cách xử lý T5, T6 là phổ biến hơn cả do giúp gia tăng đáng kể tính chất cơ lý của nhôm.
2. Sơn tĩnh điện AKZO- NOBLE
Sử dụng công nghệ sơn bột tĩnh điện của Tập đoàn AKAZO - NOBLE đến từ Hà Lan, là công nghệ được áp dụng phổ biến trong các ngành Tàu, Ô tô,Máy bay, Du thuyền và các thành phần kiến trúc (thép kết cấu, sản phẩm xây dựng, sàn...) đến các hàng tiêu dùng (thiết bị di động, thiết bị máy, lon nước giải khát, dầu khí và tuabin gió...). Đặc biệt được sử dụng trong sơn nan cửa cuốn Eurodoor với độ bên lên đến 10 năm.
Quy trình thực hiện công nghệ sơn bột tĩnh điện
Bước 1: Xử lý bề mặt, gia công sản phẩm
Việc xử lý bề mặt này sẽ giúp loại bỏ các ghỉ sét, dầu mỡ công nghiệp bám dính trên sản phẩm. Giúp sơn bám dính tốt hơn, bề mặt mịn hơn, thẩm mĩ tốt hơn.
Thực hiện đưa sản phẩm vào các bể có chứa hóa chất theo từng mục đích như: bể axit tẩy rỉ sét, bể rửa nước, bể chứa hóa chất định hình bề mặt.
Bước 2: Sấy khô sản phẩm
Sản phẩm trước khi sơn phải được sấy khô, sử dụng sấy khô bằng lò sẽ giúp sản phẩm được làm khô nhanh chóng trước khi đưa vào sơn.
Bước 3: Phun sơn
Sử dụng dụng cụ súng phun sơn tĩnh điện đảm bảo nước sơn ra thành phẩm là đẹp nhất. Áp dụng súng phun buồng đơn và súng phun buồng đôi hoặc đối xứng. Bột sơn khô sẽ dính vào bề mặt hợp kim nhôm bằng tác động bởi lực tĩnh điện giúp cho bề mặt mịn và bên màu.
Bước 4: Sấy khô
Sau khi tiến hành phun xong, sẽ đưa sơn vào sấy khô trong buồng phun và thu hồi sơn. Công đoạn sấy khô này sẽ giúp sơn bám chắc, đều lên bề mặt hơn so với thông thường, nhiệt độ được thiết lập theo tiêu chuẩn, giúp sơn bám đều bề mặt hơn.